Sáng 28/7, chiếc Airbus 350 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cất cánh rời Hà Nội đi Guinea Xích đạo đón 219 công dân Việt Nam, trong đó có 120 người mắc Covid-19.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Đặng Anh Tuấn, Trưởng Ban Truyền thông và Thương hiệu (Vietnam Airlines) thông tin, sáng nay (28/7) phi hành đoàn của Vietnam Airlines đã rời sân bay quốc tế Nội Bài đi Bata (Guinea Xích đạo) đón 219 người Việt hồi hương.
Video đưa tin từ VTC:
Cụ thể, chiếc Airbus 350 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam cất cánh rời Hà Nội đi Guinea Xích đạo lúc 7h sáng 28/7. Thời gian bay tới Guinea Xích đạo khoảng 12 tiếng, dự kiến máy bay sẽ hạ cánh xuống sân bay Bata lúc 13h (giờ địa phương).
Máy bay sẽ lưu lại sân bay khoảng 2 tiếng để đón 219 công dân Việt Nam, sau đó sẽ quay đầu cất cách khứ hồi vào 16h ngày 28/7 (giờ địa phương). Chuyến bay dự kiến hạ cánh tại Việt Nam vào trưa 29/7.
Máy bay được chia khoang, thiết lập “vùng sạch”, lắp máy lọc không khí… hạn chế tiếp xúc tối đa giữa các hành khách cũng như giữa hành khách với phi hành đoàn. Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Phi hành đoàn thực hiện chuyến bay ngoài phi công, tiếp viên còn có các bác sĩ và điều dưỡng của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Trong chuyến bay này, việc bảo đảm sức khỏe của hành khách trên suốt chuyến bay là vô cùng quan trong trong suốt hành trình.
Theo đại diện Vietnam Airlines, đảm bảo an toàn cho hành khách trong cả một hành trình dài trên 13 tiếng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Theo đó, phi hành đoàn đều được trang bị áo bảo hộ đặc chủng, máy bay được chia khoang, thiết lập “vùng sạch”, lắp máy lọc không khí… hạn chế tiếp xúc tối đa giữa các hành khách cũng như giữa hành khách với phi hành đoàn./.
Buồng áp lực dương trên máy bay đón 120 bệnh nhân Covid-19 về nước
Vì tính chất đặc biệt quan trọng, tổ bay được bố trí nhiều gấp đôi so với các chuyến bay bình thường (bao gồm 5 phi công, 8 tiếp viên, 2 nhân viên kỹ thuật, cân bằng trọng tải bay) và 4 y bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Thành viên tổ bay mặc đồ bảo hộ cấp 4 và hạn chế dùng nhà vệ sinh.
Máy bay được lắp rèm bằng nhựa dẻo để chia thành 3 khoang. Máy lọc không khí được bố trí ở mỗi khoang.
“Chuyến bay có người lành và người bệnh, vì vậy công tác chuẩn bị đã được tính toán kỹ lưỡng. Máy bay phải chia thành nhiều khu, mỗi khu có một màng nylon trắng ngăn cách, giảm nguy cơ lây lan. Tuy nhiên, việc đảm bảo 100% không có sự lây nhiễm là rất khó. Chuyến bay này sẽ giúp chúng tôi có kinh nghiệm cho những lần tiếp theo”, bác sĩ Hùng nói.
Ghế đều được bọc kín nylon và đặt sẵn 5 khăn ướt tẩm cồn, một túi rác, tờ hướng dẫn hành khách.
Trước đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đã có kế hoạch và xây dựng kịch bản chi tiết cho chuyến bay. Số lượng trang thiết bị y tế mang theo gồm 2 máy thở, 2 máy khí dung, các monitor theo dõi, bộ đặt ống nội khí quản, bình oxy và 2 chiếc cáng để sẵn sàng cấp cứu trong trường hợp bệnh nhân diễn biến nặng.
Chia sẻ trước giờ lên đường làm nhiệm vụ, TS.BS Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viên Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nói: “Đây là chuyến bay đầu tiên giải cứu bệnh nhân dương tính nên nguy cơ lây nhiễm cho phi hành đoàn, tổ công tác rất cao”.
“Chuyến bay có người lành và người bệnh, vì vậy công tác chuẩn bị đã được tính toán kỹ lưỡng. Máy bay phải chia thành nhiều khu, mỗi khu có một màng nylon trắng ngăn cách, giảm nguy cơ lây lan. Tuy nhiên, việc đảm bảo 100% không có sự lây nhiễm là rất khó. Chuyến bay này sẽ giúp chúng tôi có kinh nghiệm cho những lần tiếp theo”, bác sĩ Hùng nói.
Vì số lượng bệnh nhân dương tính lớn, tổ bay phải tính toán rất kỹ lưỡng từng tình huống có thể xảy ra. Đặc biệt, hai tiếp viên của hãng sẽ tình nguyện ở khu vực khoang cuối máy bay, nơi có các bệnh nhân dương tính, không di chuyển lên khoang khác. Đây là sự hy sinh lớn bởi nguy cơ phơi nhiễm rất cao.
7h45, chiếc máy bay cất cánh khỏi sân bay Nội Bài. Thời gian bay dự kiến là 12 tiếng, hạ cánh tại Bata vào lúc 13h (giờ địa phương). Họ sẽ có khoảng 3 tiếng để đón 219 công dân Việt Nam lên tàu bay. Sau đó, chuyến bay sẽ quay trở lại Hà Nội vào lúc 11h ngày 29/7.
Hệ thống buồng áp lực dương được lắp đặt trên máy bay với mục đích làm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Thiết bị này được làm từ khung nhựa, nylon và máy lọc khí, trọng lượng 7-8 kg. Thao tác tháo, lắp buồng áp lực dương đơn giản, chỉ trong 5-7 phút. Buồng hoạt động theo nguyên lý được thổi không khí từ bên ngoài vào qua hệ thống máy lọc, giúp làm sạch không khí, cản 99% virus.
Vì số lượng bệnh nhân dương tính lớn, tổ bay phải tính toán rất kỹ lưỡng từng tình huống có thể xảy ra. Đặc biệt, hai tiếp viên của hãng sẽ tình nguyện ở khu vực khoang cuối máy bay, nơi có các bệnh nhân dương tính, không di chuyển lên khoang khác. Đây là sự hy sinh lớn bởi nguy cơ phơi nhiễm rất cao.
Các nhân viên kỹ thuật phối hợp với bác sĩ lắp đặt hệ thống bình oxy trong khoang có bệnh nhân dương tính phòng trường hợp xuất hiện diễn biến xấu.
7h45, chiếc máy bay cất cánh khỏi sân bay Nội Bài. Thời gian bay dự kiến là 12 tiếng, hạ cánh tại Bata vào lúc 13h (giờ địa phương). Họ sẽ có khoảng 3 tiếng để đón 219 công dân Việt Nam lên tàu bay. Sau đó, chuyến bay sẽ quay trở lại Hà Nội vào lúc 11h ngày 29/7.
Nguồn: https://zingnews.vn/buong-ap-luc-duong-tren-may-bay-don-120-benh-nhan-covid-19-ve-nuoc-post1112285.html